Công ty cổ phần xi măng Vicem Hà Tiên

Các chi nhánh

Trang chủ Giới thiệu Các chi nhánh
Xí nghiệp Tiêu Thụ Và Dịch Vụ

- Xí nghiệp Tiêu Thụ Và Dịch Vụ Xi măng Hà Tiên I ra đời và đi vào họat động theo Quyết định thành lập số 415/XMVN-HĐQT ngày 22/09/1999.

- Tháng 8/2010, cùng với việc sát nhập hai công ty: Công Ty CP Xi Măng Hà Tiên 1 và Công Ty CP Xi Măng Hà Tiên 2, XNTT & DV XMHT1 sát nhập cùng XNTT & DV Kiên Lương thành XÍ NGHIỆP TIÊU THỤ VÀ DỊCH VỤ VICEM HÀ TIÊN theo QĐ Số: 1357/HT1-TCHC ký ngày 16/08/2010 của Tổng Giám Đốc CTy CP Xi Măng Hà Tiên 1.

- Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty Xi Măng Hà Tiên I được xây dựng và hình thành trong quá trình chuyển dần từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Sản phẩm của Công ty từ chỗ độc quyền khan hiếm , cung không đủ cầu chuyển dần sang cung từng bước thoả mãn cầu và dần dần vượt qua cầu. Hệ thống tiêu thụ giai đọan này có 3 đặc trưng chính là:

1- Các khách hàng chính (là nhà buôn bán sỉ): tiêu thụ hàng tháng 60% sản lượng của Công ty bằng phương thức ký kết hợp đồng. Việc tiêu thụ này khá ổn định.

2- Xí nghiệp Kinh Doanh Xi Măng Thành Phố Hồ Chí Minh (theo dạng nhà buôn bán lẻ): tiêu thụ khoảng 25% sản lượng của Công ty thông qua các cửa hàng bán lẻ. Xí nghiệp có trụ sở riêng, quản lý các kho chứa xi măng và xe tải vận chuyển. Xí nghiệp có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh gồm Ban Giám Đốc Xí Nghiệp và các Phòng Ban chức năng. Xí nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh trực tiếp của những nhà buôn bán sỉ thông qua khuyến mãi.

3- Hệ thống các chi nhánh: gồm 7 chi nhánh tại các tỉnh thuộc khu vực IV, nằm ở khung phân bố là “nhà cung cấp” không có cơ chế khuyến mãi. Mỗi chi nhánh có văn phòng riêng, có con dấu, Tài khoản chuyên thu - chuyên chi, được ký và thanh lý hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Đồng thời các chi nhánh phải thực hiện bán lẻ và cả bán sỉ tại các tỉnh.

Nhà máy Kiên Lương

- Nhà máy Xi măng Kiên Lương có trụ sở chính đặt tại Thị trấn Kiên Lương, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.

- Trước nhu cầu phát triển xây dựng, từ những năm 60 - thế kỷ 20, chính quyền Sài Gòn đã chọn vùng Hà Tiên để xây dựng nhà máy xi măng vì nơi đây có vùng nguyên liệu khá lý tưởng cho việc sản xuất. Xi Măng Hà Tiên đã chính thức ra đời từ đó.

- Nhà máy xi măng Kiên Lương đã được khánh thành vào năm 1964. Lúc này nhà máy chỉ sản xuất Clinker và chuyển về nhà máy Thủ Đức nghiền thành xi măng và đóng bao mang thương hiệu Xi Măng Hà Tiên – nhãn hiệu kỳ lân.

- Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975 ), Xi Măng Hà Tiên 2 vẫn tiếp tục được sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Năm 1983, nhà máy xi măng Kiên Lương và nhà máy xi măng Thủ Đức được hợp nhất thành nhà máy liên hợp Xi Măng Hà Tiên.

- Từ năm 1985 nhà máy được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp. Đến năm 1991, dây chuyền sản xuất Clinker phương pháp khô được hình thành và từ tháng 8/1992, hệ thống nghiền và đóng bao xi măng tại Kiên Lương đã chính thức đi vào hoạt động.

- Hiện tại Nhà máy Xi măng Kiên Lương sản xuất xi măng với 900.000 tấn/năm, clinker là 1.000.000 tấn/năm. Ngoài ra đang thực hiện dự án Hà Tiên 2.2 với công xuất thiết kế 1.260.000  tấn clinker/năm và 600.000 tấn xi măng/năm

- Với công nghệ hiện đại của VENOTEC-PIC (Pháp - 1964), hãng Polysius (Đức - 1991)

- Máng xuất: Thuận tiện cho việc xuất thuỷ và bộ với công xuất 2.500 tấn xi măng/ngày (xuất thuỷ), 500 tấn xi măng/ngày (xuất bộ).

Nhà máy Bình Phước

- Ngày 26-11, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 đã đưa Nhà máy Xi măng Bình Phước vào hoạt động. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 78ha thuộc xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước có công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm và 1,8 triệu tấn clinker/năm.

- Nhà máy hoạt động trên dây chuyền khép kín với công nghệ của hãng Polysius (Pháp), đáp ứng các yêu cầu về môi trường theo tiêu chuẩn châu Âu. Clinker sản xuất từ Nhà máy Xi măng Bình Phước dự kiến có giá thành rẻ hơn nhập khẩu 15%-20%.

- Việc đưa Nhà máy Xi măng Bình Phước đi vào hoạt động cùng với việc sáp nhập Hà Tiên 2 vào Hà Tiên 1 sẽ đưa Vicem Hà Tiên trở thành công ty xi măng đứng đầu cả nước với tổng năng lực sản xuất 3 triệu tấn clinker/năm và 6 triệu tấn xi măng/năm.

- Máng xuất: Xuất bộ 3.500 tấn xi măng/ngày. Giao nhận thuận tiện cho các phương tiện bằng đường bộ, đáp ứng nhu cầu gia tăng của TP.HCM.

Trạm nghiền Phú Hữu

- Trạm nghiền Phú Hữu được khởi công vào ngày 29/03/2007 tại Tổ 8, Khu Phố 4, P.Phú Hữu, Quận 9, Tp. HCM với diện tích 20 ha.

- Công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, được cung cấp bởi các hãng nổi tiếng thế giới như ABB (Thuỵ Sĩ), Loesche và Haver Boecker (Đức)

- Công xuất tiêu thụ với 2.000.000 tấn PCB trên một năm cho thị trường Tp.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.

- Máng xuất thuỷ 3.000 tấn xi măng/ngày.

- Trạm nghiền bao gồm 02 dây chuyền gồm có dây chuyền 1 bắt đầu sản xuất từ ngày 31/08/2009 và dây chuyền 2 bắt đầu sản xuất từ ngày 15/10/2010 cung cấp một lượng xi măng khá ổn định.

Trạm nghiền Long An

- Trạm nghiền Long An được khởi công xây dựng ngày 15/6/2007 tại xã Long Định -  Huyện Cần Đước - Tỉnh Long An. Với diện tích hơn 12 ha, nằm trên bờ sông Vàm Cỏ Đông, cách TP Hồ chí Minh 35 km và cách quốc lộ 1A 05 km, thuận lợi cho việc vận chuyển cả đường bộ và đường thủy.

- Trạm nghiền Long An chính thức hoạt động sản xuất từ 12/6/2009. Là thành viên của Công ty Cổ phần Xi măng Hà tiên 1 thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

- Trạm nghiền Long An sử dụng mô hình công nghệ máy nghiền bi 2 ngăn của Châu Âu, chu trình kín có hệ thống phân ly hiệu suất cao, công suất thiết kế: 500.000 tấn xi măng PCB/năm, trong đó xây dựng 1 cầu cảng tiếp nhận tàu có trọng tải 300 DWT.

- Trạm nghiền Long An chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ trong ngành xây dựng như: xi măng PCB30, PCB40, PCB50, PC30, PC40, PC50. Trong đó, sản phẩm chính là xi măng PCB40, PC50 (xá công nghiệp).

- Máng xuất: Xuất thuỷ 3.000 tấn xi măng/ngày.

Trạm nghiền Cam Ranh

- Ngày 23/01/2011 Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

- Nhà máy có tổng vốn đầu tư 550 tỉ đồng, công suất thực tế 500.000 tấn xi măng/năm, công suất thiết kế mở rộng là 1.000.000 tấn xi măng/năm, tọa lạc tại xã Cam Thị Đông, thị xã Cam Ranh, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 4.2011. Sản phẩm từ Nhà máy sẽ cung cấp cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên